Chú thích Bác_Lạc_(nhà_Thanh)

  1. Năm 1631, nhà Thanh phỏng theo nhà Minh lập ra Lục bộ, do các Bối lặc (Thân vương, Quận vương) quản lý, bên dưới thiết lập các chức quan Mãn-Mông-Hán Thừa chính, Tham chính, Khải tâm lang, Ngạch triết khố. Đến năm 1644, Thừa chính đổi thành Thượng thư, Tham chính thành Thị lang, Lý sự quan thành Lang trung, Phó Lý sự quan thành Viên ngoại lang, Ngạch triết khố thành Chủ sự.
  2. Lý Phiên viện (理藩院, tiếng Mãn: ᡨᡠᠯᡝᡵᡤᡳ
    ᡤᠣᠯᠣ ᠪᡝ
    ᡩᠠᡵᠠᠰᠠ
    ᠵᡠᡵᡤᠠᠨ, chuyển tả: tulergi golo-be dasara jurgan, tiếng Mông Cổ: ᠭᠠᠳᠠᠭᠠᠳᠤ
    ᠮᠣᠩᠭᠣᠯ ᠤ᠋ᠨ
    ᠲᠥᠷᠥ ᠶ᠋ᠢ
    ᠵᠠᠰᠠᠬᠤ
    ᠶᠠᠪᠤᠳᠠᠯ ᠤ᠋ᠨ
    ᠶᠠᠮᠤᠨ, chữ Mông Cổ: Гадаад Монголын төрийг засах явдлын яам), là một nha môn chuyên xử lý sự vụ Ngoại phiên của nhà Thanh. Quản lý các sự vụ liên quan đến Vương công Mông Cổ thuộc 49 kỳ của 24 bộ lạc thuộc Mông Cổ Minh kỳ.
  3. Ba Nha Lạt (巴牙喇) dịch sang tiếng Hán là Hộ quân. Ban đầu, người Nữ Chân đều chọn ra một tổ tinh nhuệ làm nhiệm vụ bảo vệ thủ lãnh của bộ tộc, gọi là Ba Nha Lạt, đơn vị ban đầu là Giáp lạt, năm 1647 đổi là Đạo
  4. Theo Ngưu lục chế của người Nữ Chân, 300 hộ = 1 Ngưu lục, 5 Ngưu lục = 1 Giáp lạt, 5 Giáp lạt = 1 Cố Sơn. Đứng đầu mỗi đơn vị này là Ngạch chân (nghĩa là chủ)
  5. Chương kinh (章京, tiếng Mãn: ᠵᠠᠩᡤᡳᠨ, Möllendorff: janggin, đại từ điển: zhanggin, Abkai: janggin, tiếng Mông Cổ: Занги) dịch sang tiếng Hán là Tướng quân; đến năm 1634, Giáp lạt Ngạch chân được đổi gọi là Giáp lạt Chương kinh (tương tự Ngưu lục ngạch chân được đổi gọi là Ngưu lục Chương kinh; chỉ có Cố sơn Ngạch chân là không đổi). Năm 1660, Giáp lạt Chương kinh được định danh trong Hán ngữ là Tham lĩnh (Ngưu lục Chương kinh được định danh là Tá lĩnh)
  6. Đồ thành tức tàn sát toàn bộ dân chúng trong thành.
  7. Phong hiệu Đoan Trọng Thân vương tương đối phức tạp. Ghi chép của Nội vụ phủ thời Thanh trung hậu kỳ là [top ujen], nhưng trong "Thanh đại tông thất Thân vương chi phong thụy" lại chép là [jingji]. Nhưng vế sau lại không ghi chép rõ tài liệu xuất sứ. Nhà nghiên cứu Quất Huyền Nhã nghi ngờ đây là cách viết thời Thanh sơ. Nhưng chung quy cả hai đều có ý nghĩa cơ bản là giống nhau.